1. Những vết nứt trầm trọng trong bức tranh quản trị nguồn nhân lực hiện nay
Xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nayđã và đang tạo ra nhiều thách thức lớn cho cả doanh nghiệp, nhân viên và ứng viên. Các doanh nghiệp đòi hỏi cao hơn về năng lực của nhân viên và ứng viên. Ngược lại, đội ngũ nhân sự sẽ đòi hỏi cao hơn về môi trường làm việc và quyền lợi cá nhân. Điều này dẫn đến những tình huống về quản trị nguồn nhân lực "dở khóc dở cười":- Áp lực thay đổi sau sóng dữ công nghệ:Doanh nghiệp buộc phải thay đổi mô hình và quy trình kinh doanh để bắt kịp những thay đổi sau cuộc cách mạng 4.0. Điều này dẫn đến áp lực tuyển dụng và đào tạo nhân lực thích ứng.
- Thiếu hụt nhân lực có năng lực:Doanh nghiệp khao khát nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, am hiểu công nghệ, sở hữu kỹ năng chuyên môn vững vàng. Tuy nhiên, Gen Z - thế hệ "sinh ra cùng Internet" và dự kiến sẽ chiếm 1/3 lực lượng lao động năm 2025 - lại chưa đáp ứng được kỳ vọng này. Số lượng sinh viên tốt nghiệp với bằng cấp giỏi, xuất xắc ngày càng tăng, nhưng "cơn khát" nhân lực vẫn hiện hữu.
- "Hệ lụy" của cuộc đua thu hút nhân tài:Nhu cầu về đãi ngộ và chính sách phúc lợi tăng cao, bài toán giữ chân người tài ngày càng trở nên nan giải. Tuy nhiên, sự thiếu công bằng trong lương thưởng, phụ cấp, quà tặng, bảo hiểm, phúc lợi, môi trường làm việc,… vẫn còn tồn đọng, khiến nhân viên thiếu động lực cống hiến.
- "Gánh nặng" môi trường:Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy thoái kinh tế buộc doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, hướng đến mô hình kinh doanh bền vững. Điều này kéo theo thách thức quản lý dữ liệu, hồ sơ nhân sự, cắt giảm tài liệu giấy để giảm thiểu chi phí và bảo vệ môi trường.
>>> ĐỌC THÊM: 6 Nguyên nhân lý giải vì sao gen Z nhảy việc và giải pháp hạn chế
2. 10 xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay
2.1 Quản lý nhân sự từ xa
Quản trị nhân sự từ xaDưới tác động của đại dịch COVID-19 và sự bùng nổ của công nghệ hiện đại, quản lý nhân lực từ xa là một xu thế tất yếu trong xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay. Theo nghiên cứu từ Mckinsey, sau đại dịch Covid đợt 1, có khoảng 85% doanh nghiệp tại Mỹ cho nhân viên làm việc theo hình thức work from home . Chẳng hạn như Google cho 5000 nhân viên làm việc tại nhà đến hết tháng 7/2021. Facebook cho nhân viên làm việc tại nhà hết 2020.Ưu điểm của Remote Working là sự xóa bỏ giới hạn về khoảng cách làm việc, gò bó về thời gian và địa lý. Mô hình này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cơ sở hạ tầng mà còn gia tăng năng suất làm việc và sự hài lòng của nhân viên .Thậm chí, sau đại dịch, một số doanh nghiệp đã chuyển sang quản lý nhân viên theo mô hình Hybrid Working. Nhờ cho phép nhân sự chỉ tới văn phòng 1 số ngày trong tuần, tháng hoặc chỉ khi thật sự cần thiết, phương pháp này tận dụng tối đa các điểm mạnh và hạn chế những bất cập của quản trị nhân sự truyền thống. Nó giúp người lao động giải tỏa áp lực và dễ dàng cân bằng giữa cuộc sống và công việc .Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi phòng nhân sự phải thực hiện nhiều khảo sát chuyên sâu để thấu hiểu nguyện vọng của nhân viên, sau đó thiết kế, xây dựng các chế độ làm việc linh hoạt nhưng vẫn phù hợp với mong muốn của ban lãnh đạo. Trong bối cảnh ranh giới giữa "Work" và "Life" đang dần rõ rệt vì người lao động ưu tiên sức khỏe tinh thần và cuộc sống cá nhân, Hybrid Working có thể là một thử thách với bộ phận HR trong việc đảm bảo hiệu suất làm việc và sự gắn kết của nhân viên khi họ không còn thường xuyên có mặt tại văn phòng. >>> XEM THÊM: Coaching là gì? Những điều cần biết về nghề coaching trong Doanh nghiệp
2.2 Thiết kế mô hình tổ chức của tương lai
Với tốc độ thay đổi và các áp lực trong thời đại 4.0 đã khiến nhiều chuyên viên về nhân sự nhận ra rằng: Việc xây dựng tổ chức tương lai linh hoạt và hiệu quả hơn là thách thức quan trọng doanh nghiệp cần làm ngay lúc này. Đặc biệt, sự đổ bộ của Gen Z vào lực lượng lao động đã thúc đẩy các tổ chức phải chuyển mình mạnh mẽ.Cụ thể, xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay là cấu trúc tổ chức dần trở nên phẳng hơn, giảm bớt các tầng lớp quản lý trung gian để thúc đẩy sự kết nối trực tiếp và hiệu quả giữa các bộ phận. Đồng thời, doanh nghiệp cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại và chú trọng vào giá trị, mục tiêu của doanh nghiệp để đáp ứng mong đợi của thế hệ trẻ.Thậm chí, nhiều đơn vị còn tổ chức theo cấu trúc phi tập trung, trong đó quyền hạn được phân cấp cho các đơn vị nhỏ, nhân viên được trao quyền để có thể tự quản lý công việc và chịu trách nhiệm cho kết quả của bản thân. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nhạy bén hơn trước các biến động của thị trường, tăng cường khả năng thu hút và giữ chân nhân sự giỏi, đặc biệt là các nhân sự gen Z, nâng cao hiệu quả làm việc và khả năng cạnh tranh trên thị trường. >>> TÌM HIỂU NGAY: Trí tuệ cảm xúc – Yếu tố nâng tầm sự thành công
2.3 Chuyển đổi số văn phòng hành chính nhân sự
Trên thực tế, điều kiện môi trường làm việc là yếu tố hàng đầu của người lao động khi lựa chọn công việc. Theo Flexjobs, 80% người lao động sẽ trung thành với công việc hơn khi làm việc tại môi trường linh hoạt và hiện đại.Mô hình làm việc theo hướng hành chính văn phòng cũ đã không còn phù hợp và có nhiều hạn chế: Lãng phí chi phí văn phòng, chi phí gián đoạn công việc do quy trình nhân sự rườm rà, lãng phí thời gian làm việc của doanh nghiệp,… X u hướng quản trị nguồn nhân lực hiện naygiúp thích nghi với loạt biến đổi của thị trường này là chuyển đổi số văn phòng nhân sự. >>> XEM THÊM: 7 Cách đăng tin tuyển dụng hiệu quả thu hút ứng viên tiềm năng
2.4 Thay đổi tư duy trong việc tuyển dụng nhân sự
Có thể nói, công nghệ đang thay đổi mạnh mẽ quy trình tuyển dụng vàxu hướng quản trị nhân lực hiện nay. Doanh nghiệp không còn quá chú trọng đến việc ứng viên có kinh nghiệm hay bằng cấp gì. Thay vào đó, để tìm ra đội ngũ nhân sự có năng lực, doanh nghiệp chuyển sang tìm kiếm ứng viên làm được gì, có khả thích ứng, học hỏi và tiềm năng phát triển không. Doanh nghiệp đang tạo nhiều cơ hội hơn cho người lao động học hỏi và phát triển thông qua các chương trình đào tạo bài bản và định hướng nghề nghiệp rõ ràng.Việc tìm kiếm ứng viên hiện tại được hỗ trợ qua nhiều công cụ: Mạng xã hội, các trang web tuyển dụng , quảng cáo tuyển dụng, số liệu phân tích,… Điều này giúp nhà tuyển dụng tự động hóa việc sàng lọc hồ sơ, đánh giá đúng năng lực ứng viên, tiết kiệm thời gian và tăng khả năng tiếp cận và thu hút ứng viên tài năng. >>> ĐỌC THÊM: Hệ thống lương 3P là gì? 5 bất cập khi áp dụng 3P trong tổ chức
2.5 Nhân viên là đối tác, không phải công cụ
Một xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay khác là "Nhân viên là đối tác, không phải công cụ". Xu hướng này đề cao vai trò và vị trí quan trọng của nhân viên trong doanh nghiệp. Thay vì xem nhân viên như những cỗ máy chỉ biết làm việc theo mệnh lệnh, doanh nghiệp giờ đây coi trọng họ như những đối tác đồng hành, cùng chia sẻ mục tiêu và góp phần vào sự thành công chung của tổ chức.Một số biểu hiện của thay đổi này là sự xóa bỏ khoảng cách của người quản lý, phê bình mang tính xây dựng và sự giao tiếp cởi mở giữa lãnh đạo và nhân viên về mục tiêu, chiến lược và định hướng của tổ chức. Khi nhân viên được xem là đối tác, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng, tin tưởng và có trách nhiệm hơn với công việc. Nhờ đó, họ sẽ nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có xu hướng gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn.Google là công ty tiên phong áp dụng xu hướng quản trị này bằng cách văn hóa làm việc cởi mở và khuyến khích nhân viên sáng tạo. Công ty cung cấp cho nhân viên nhiều quyền tự chủ trong công việc và tạo điều kiện để họ học hỏi và phát triển. Nhờ đó, Google thành công hu hút được những ứng viên tài năng và tạo dựng hình ảnh thương hiệu tích cực trong mắt khách hàng và đối tác. >>> XEM THÊM: Người tham chiếu là gì? Lưu ý khi lựa chọn người tham chiếu
2.6 Xây dựng văn hóa trao quyền
80% người tham gia khảo sát cho rằng: Sự quản lý chính là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Nhân viên ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ, mong muốn được tự chủ, sáng tạo và đóng góp ý kiến vào quá trình ra quyết địnhDo đó, một xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay bạn không thể bỏ lỡ là xây dựng văn hóa trao quyền. Cụ thể, nhiều công ty đã loại bỏ biên giới của các cấp quản lý truyền thống và trao quyền cho hạt giống mới - những nhân viên trẻ nhằm thúc đẩy tổ chức thay đổi phù hợp với kỷ nguyên số. Xu hướng này giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao và níu chân nhân tài trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. >>> ĐỌC THÊM: 4 Chức năng quản trị và các gợi ý giúp thực hiện hiệu quả
2.7 Ứng dụng phần mềm để quản trị hiệu quả công việc
Doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với khối lượng công việc khổng lồ, đòi hỏi sự quản lý hiệu quả để tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) đã tạo điều kiện cho việc phát triển các phần mềm quản trị tiên tiến.Điều này dẫn đến điểm mới trong xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay: Ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự để tự động hóa nhiều quy trình nhân sự hơn nữa, chẳng hạn như tuyển dụng, đánh giá hiệu quả công việc và hỗ trợ nhân viên. Giám đốc nhân sự đang cải thiện góc nhìn của mình, để thúc đẩy sự “tiến hóa”, phát huy tài năng đội ngũ hiệu quả và gắn kết nhân lực hơn đương đầu tốt hơn với các của biến động của thị trường. >>> ĐỌC NGAY: 15 cách tạo động lực cho nhân viên và bài học rút ra từ đại dịch COVID-19
2.8 Chú trọng vào phân tích yếu tố con người - Chìa khóa cho sự thành công
Trước đây, chuyên viên dữ liệu sẽ sở hữu các nguyên tắc kỹ thuật. Nhưng hiện nay, việc phân tích con người được xem là chìa khóa hỗ trợ từ vận hành, quản trị doanh nghiệp, cho đến thu hút nhân tài, hoạt động tài chính,… Doanh nghiệp đang thu thập ngày càng nhiều dữ liệu về nhân viên, từ hồ sơ ứng tuyển, đánh giá hiệu suất đến mức độ tham gia và phản hồi.Do đó, chú trọng vào phân tích yếu tố con người là một xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay mới. Điều này đáp ứng nhu cầu, mong muốn và tiềm năng của nhân viên để tuyển dụng hiệu quả và thiết kế chương trình đào tạo phù hợp. Quản lý nhân sự cũng có thể đưa ra những quyết định sáng suốt để thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài, góp phần vào sự thành công chung của tổ chức. >>> ĐỌC NGAY: Hướng dẫn xây dựng biện pháp giữ chân nhân viên giỏi từ A – Z
2.9 Hợp tác với các lao động tự do
Hợp tác với các lao động tự do cũng là một xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nayđang nhận được nhiều sự quan tâm. Các công ty giờ đây không chỉ sử dụng lao động cố định mà còn hợp tác với các lao động tự do trong nền kinh tế thời vụ. Điều này giải quyết bài toán tối ưu chi phí quản trị nhân sự khi cầu với lao động biến động theo từng dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp.Ngoài ra, Robot, AI, cảm ứng máy tính trở thành xu hướng chủ đạo trong nền kinh tế mở nhờ khả năng tự động hóa và thay thế con người trong nhiều công việc đơn giản, lặp đi lặp lại. Lao động tự do, với kỹ năng mềm, khả năng thích ứng, cập nhật xu hướng công nghệ nhanh chóng và tư duy sáng tạo, đáp ứng tốt nhu cầu này.Hợp tác với lao động tự do giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tuyển dụng, đào tạo và quản lý so với lao động cố định vì doanh nghiệp chỉ trả tiền cho công việc đã hoàn thành. Vì vậy, xu hướng tuyển dụng các freelancers đang được dự đoán là góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số trong tương lai. >>> XEM NGAY: Balanced scorecard là gì? Cách ứng dụng BSC hiệu quả
2.10 Quản trị nguồn nhân lực xanh
Quản trị nguồn nhân lực xanh (Green Human Resource Management - GHRM) đang là xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay được nhiều người quan tâm. Đây là tập hợp các chính sách quản trị nhân sự hướng đến bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. GHRM bao gồm các hoạt động như:- Lồng ghép kiến thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường vào quá trình tuyển dụng, đánh giá hiệu quả công việc, đãi ngộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Thúc đẩy hành vi xanh của nhân viên trong công việc và cuộc sống
- Áp dụng các chính sách và quy trình làm việc thân thiện với môi trường, bằng cách tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, nước, giấy tờ như nộp hồ sơ điện tử, tổ chức hội nghị hoặc phỏng vấn từ xa, làm việc từ xa, tuyển dụng và đào tạo trực tuyến,…
- Sử dụng công nghệ để giảm thiểu hồ sơ giấy và tối ưu quy trình quản trị như các nền tảng và phần mềm quản lý nhân sự
- Unilever:Unilever đã đặt mục tiêu giảm thiểu 50% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030. Công ty cũng đã đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo và khuyến khích nhân viên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Google:Google đã cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2030. Công ty cũng đã phát triển các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, chẳng hạn như xe tự lái điện và dịch vụ lưu trữ đám mây xanh.
- Nike:Nike đã cam kết giảm thiểu 70% lượng khí thải nhà kính vào năm 2050. Công ty cũng đã sử dụng các vật liệu tái chế trong sản xuất sản phẩm và khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Thay thế đơn từ giấy, quản lý công - ca - lương trực tuyến, tự độngvới fCheckin. Đánh bay nỗi sợ quản lý chuyên cần, đối chiếu, rà soát bảng công, giải quyết khiếu nại của nhân viên, tính lương với giá "siêu hạt dẻ". Tiết kiệm tài nguyên và chi phí, quản lý nhân sự hiệu quả cùng Hành Trình Nghề Nghiệp. Tham khảo ngay bằng cách bấm vào hình bên dưới.
>>> ĐỌC NGAY: 10 cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp (So sánh chi tiết)
4. 4 Hành trang "bất khả chiến bại" cho doanh nghiệp trước những xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay
Trước nhữngxu hướng quản trị nhân sự hiện nay, đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến lược đối phó hợp lý. 4 chiến lược quản lý nhân sự quan trọng mà doanh nghiệp cần chuẩn bị:- Nắm bắt sự bùng nổ công nghệ 4.0:Doanh nghiệp nên khai thác tối đa tính năng của ứng dụng công nghệ, phần mềm, sau đó kết nối chúng với nhân sự trong tổ chức một cách hiệu quả. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể dùng Phần mềm tuyển dụng, mạng xã hội, diễn đàn,… và các công cụ truyền thông trực tuyến để thực hiện công việc như: Truyền thông nội bộ, tìm kiếm ứng viên, tuyển dụng,…
- Xây dựng chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài:Doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược tuyển dụng, truyền thông nội bộ gắn kết, nâng cao tinh thần đoàn kết,… Mặc khác, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh chế độ, lợi ích cho người lao động, đảm bảo sự cân bằng khối lượng công việc so với mức lương mà họ nhận được.
- Số hóa quy trình làm việc thủ công:Theo Mckinsey, 70% doanh nghiệp tại Hoa Kỳ đang sử dụng biểu mẫu điện tử e-form, thực hiện tự động hóa các quy trình để tiết kiệm hơn 120 tỷ USD chi phí hành chính, văn phòng hàng năm. Thụy Điển đã tiết kiệm được gần 700 tỷ SEK mỗi năm từ việc tự động hóa dữ liệu, số hóa văn phòng và sử dụng các phần mềm công nghệ. Vì vậy, để chuẩn bị cho nhữngxu hướng quản trịnguồn nhân lực hiện nay, doanh nghiệp nên bắt đầu với phần mềm quản lý công việc hiện đại.
- Đẩy mạnh chiến lược truyền thông nội bộ:Cách làm nên thương hiệu hiệu quả mà không mất chi phí quảng cáo là tạo văn hóa công ty. Văn hóa công ty lành mạnh sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của nhân viên
- Làm việc tại công ty gia đình và 5 bí quyết giúp bạn “sống sót”</b
- Lương tháng 13 nhận khi nào? Điều người lao động cần nắm
- Lương tháng 13 và thưởng tết giống hay khác nhau?
- Workflow là gì? Cách vẽ workflow hiệu quả, chi tiết từ A đến Z
- Năng lực công tác là gì? Cách đánh giá chi tiết nhất
Mô hình tuyển dụng nhân sự trong kỷ nguyên 4.0 có đặc điểm gì?
Những đặc điểm có thể kể đến trong mô hình tuyển dụng nhân sự 4.0 bao gồm: Sử dụng công cụ truyền thông tuyển dụng, sử dụng học máy AI trong việc tìm kiếm các ứng viên, tuyển dụng bằng phỏng vấn trực tuyến, nhân sự đa nhiệm hơn, thu hút ứng viên bằng môi trường làm việc.
Top 10 xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay là gì?
Top 10 xu hướng quản trị nhân lực hiện nay bao gồm: Quản trị nhân lực từ xa; thiết kế mô hình tổ chức của tương lai; chuyển đổi số văn phòng hành chính; thay đổi tư duy trong tuyển dụng; nhân viên là đối tác, không phải công cụ; văn hóa trao quyền; ứng dụng phần mềm để quản trị công việc; chú trọng vào phân tích con người; thu hẹp các khoảng cách thực tế; hợp tác với các lao động tự do.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay?
Trước những xu hướng quản trị nhân sự hiện nay , đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến lược đối phó hợp lý. 4 chiến lược quan trọng mà doanh nghiệp cần chuẩn bị: Nắm bắt sự bùng nổ công nghệ 4.0; xây dựng chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài; số hóa quy trình làm việc thủ công; đẩy mạnh chiến lược truyền thông nội bộ.
4.9/5 - (35 bình chọn)
Post a Comment
Post a Comment